Đăng bởi | 10:28 | 07/09/2021
Theo thống kê, sáu tháng đầu năm 2021 trong toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã xảy ra 29 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm 05 người chết, 22 người bị thương nặng, 04 người bị thương nhẹ. Tai nạn điện (TNĐ) xảy ra 14 vụ, làm 5 người chết, 9 người bị thương.
Đây là con số đáng báo động, tai nạn xảy ra là ngoài ý muốn, nhưng là bài học để toàn thể CBCNV ngành điện cần phải lưu ý và có những biện pháp ngăn ngừa nhằm hạn chế thiệt hại thấp nhất về người.
Trước tình hình đó Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã quán triệt đến các đơn vị tổ chức phổ biến học tập rút kinh nghiệm, chấn chỉnh lại công tác an toàn lao động trước khi làm việc tại hiện trường. Đưa ra các biện pháp ngăn ngừa rủi ro hiệu quả nhất, đặc biệt là những công viếc có tiếp xúc với điện, liên quan đến thiết bị điện và việc tham gia giao thông của CBCNV trong khi mùa mưa bão đã đến gần.
Đối với các công tác an toàn, giảm tai nạn điện trong CBCNV
EVNSPC yêu cầu các đơn vị triển khai tốt các nghiệp vụ về an toàn lao động, đặc biệt là trong khi mùa mưa bão đang đến gần. Tổ chức phổ biến 14 vụ tai nạn điện đến tất cả người lao động để học tập rút kinh nghiệm, ngăn ngừa rủi ro, phòng chống tai nạn.
Thực hiện các biện pháp an toàn phía hạ thế
Chính quyền phối hợp với Công đoàn tăng cường công tác tuyền truyền rộng rãi đến người lao động. Triển khai các quy trình quy định liên quan đến công tác an toàn, trong đó EVNSPC là Quyết định 1488/QĐ-EVNSPC ban hành ngày 28 tháng 7 năm 2021 về áp dụng “Quy trình an toàn điện trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam”, ban hành theo Quyết định số 959/QĐ-EVN ngày 26/07/2021, Quyết định này sẽ được áp dụng trong EVNSPC kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021.
Các đơn vị thực hiện nghiêm chỉ đạo của EVN về công tác an toàn, người đứng đầu các đơn vị giám sát chặt chẽ, trực tiếp điều hành công tác an toàn lao động tại đơn vị. Kiên quyết xử lý các trường hợp tự ý ra ngoài làm việc, sử dụng phương tiện cơ quan trái quy định, khi không có phận sự, không được phân giao công tác.
Đào tạo, huấn luyện sát hạch về an toàn cho người lao động; nghiêm túc thực hiện trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân, phương tiện cơ giới cho người lao động, mua sắm thiết bị đảm bảo chất lượng.
Thực hiện tốt các Quy trình, quy định, rà soát, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp các văn bản quy phạm pháp luật, các quy trình quy định của EVN, quy định của nhà sản xuất.
Treo các loại biển báo
Xây dựng mới, sửa đổi bổ sung Quy trình sửa chữa điện nóng cho phù hợp với công nghệ được trang bị. Nghiêm túc thực hiện các loại hình công việc theo quy trình đã ban hành. Trước khi đưa một loại hình công việc mới vào thực hiện, phải xây dựng quy trình mới và bổ sung vào Quy trình hiện hành, huấn luyện và tổ chức cho Đội hotline thực hành thông thạo quy trình trước khi cho phép thực hiện công tác trên lưới điện.
Công tác huấn luyện, đào tạo, sát hạch an toàn luôn phải đảm bảo thường xuyên, định kỳ. Tổ chức đánh giá lại công tác huấn luyện, đào tạo, sát hạch nhằm nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng và nâng cao ý thức tự giác tuân thủ quy trình quy định về an toàn đối với người lao động. Hướng dẫn thực hành, huấn luyện, diễn tập sơ cấp cứu ban đầu cho người lao động, riêng đối với lực lượng trực tiếp sản xuất cần được diễn tập thường xuyên hơn.
Các phương tiện bảo vệ cá nhân phải được trang bị đầy đủ, trang thiết bị, dụng cụ an toàn, thuốc men cho người lao động đúng và phù hợp với đặc thù công việc. Tăng cường công tác quản lý, bảo quản, kiểm tra các trang thiết bị, dụng cụ an toàn đảm bảo chất lượng, phù hợp để phục vụ công việc.
Quản lý tốt con người và phương tiện, không để xảy ra việc “tự ý” tổ chức thực hiện công việc trên lưới điện do đơn vị quản lý vận hành. Nghiêm cấm tự ý thực hiện nhiệm vụ được giao khi chưa thực hiện đầy đủ các quy định theo quy trình an toàn điện và quy định của đơn vị.
Các biện pháp an toàn trên lưới điện Trung - cao thế
Tuyên truyền, huấn luyện, kiểm tra, sát hạch, thưởng phạt… động viên, giáo dục, nâng cao ý thức an toàn cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị “Không đánh đổi sinh mạng con người vì bất kỳ lợi ích cá nhân nào”.
Quản lý sức khỏe người lao động sau khám sức khỏe định kỳ, rà soát, thống kê hồ sơ sức khoẻ của toàn bộ người lao động của đơn vị trên cơ sở tự khai báo và kiểm tra tại cơ sở y tế.
Trong quá trình tổ chức thực hiện công việc phải lập kế hoạch, khảo sát hiện trường, lập biện pháp an toàn & phương án thi công (BPAT&PATC), cấp phiếu công tác/lệnh công tác (PCT/LCT), cho phép làm việc, thực hiện công việc. Nhận diện mối nguy, biện pháp phòng ngừa và cảnh báo người lao động; tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn khi thực hiện công việc.
Rà soát lại các đường dây đã chuyển phương thức cấp điện cơ bản, đánh số lại các thiết bị, vị trí theo phương thức cơ bản hiện tại. Rà soát toàn bộ hệ thống ghi âm tại các cấp điều độ, sửa chữa khôi phục hoạt động với các trường hợp đã bị hư hỏng.
Ưu tiên điều khiển từ xa khi thao tác đóng, cắt, trường hợp phải thao tác tại chỗ DCL thì phải kiểm tra tình trạng thiết bị và lựa chọn vị trí thao tác, giám sát phù hợp nhằm đề phòng rủi ro.
Đối với công tác kiểm định, phải đánh giá năng lực đơn vị kiểm định, lựa chọn đơn vị kiểm định tốt; đề xuất bổ sung các hạng mục thử nghiệm để bảo đảm an toàn đối với thiết bị nâng.
Thực hiện quản trị rủi ro về an toàn lao động theo hướng dẫn của EVNSPC, trong đó cần tập trung tăng cường quản lý, đánh giá rủi ro; xử lý, khắc phục các vị trí có nguy cơ rủi ro mất an toàn cao khi thực hiện công việc. Đối với vị trí, công việc có nguy cơ rủi ro mất an toàn cao phải lập các biện pháp an toàn cụ thể, tăng cường giám sát khi thực hiện công việc..
Ngăn ngừa các trường hợp tai nạn giao thông
Các đơn vị phổ biến 29 vụ TNGT đến tất cả người lao động để biết, rút kinh nghiệm, phòng tránh các vụ tai nạn tương tự. Đặc biệt là mùa mưa bão đã đến, khi tham gia giao thông sẽ gặp nhiều khó khăn, rủi ro.
Xây dựng giải pháp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu TNGT xảy ra theo Đề án nâng cao hiệu quả quản lý công tác an toàn trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
Chú trọng côngtác an toàn giao thông khi di chuyển và vận tải thiết bị
Tăng cường công tác quản lý người lao động trong thời gian làm việc theo Nội quy lao động. Tăng cường công tác tuyên truyền về an toàn giao thông. Khuyến khích người bị TNGT khai báo và tổ chức phân tích rút kinh nghiệm. Khuyến khích lắp camera hành trình trên các xe ô tô thuộc tài sản của đơn vị. Phân tích, điều tra, thống kê, báo cáo TNGT trên đường thực hiện nhiệm vụ, đi làm về nhà.
Thực hiện tốt văn hóa an toàn lao động, văn hóa tham gia giao thông là thể hiện đặc điểm nhận diện của CBCNV ngành điện, đem lại sự bình an trong công việc và niềm vui trong gia đình./.
(15:23 - 18/10/2021)
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 4800/QĐ-BYT hướng dẫn về chuyên môn y tế thực...
Đã đánh giá xong. Cảm ơn bạn đã đánh giá cho bài viết
Đóng