Đăng bởi Quốc Quỳnh – Ban An Toàn - Ban AT EVNSPC | 10:34 | 07/09/2021
Thực hiện thông báo kết luận của Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại cuộc họp giao ban tháng 7/2021, trong đó giao lãnh đạo các đơn vị phải giám sát chặt chẽ, trực tiếp điều hành công tác an toàn lao động tại đơn vị. Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã có phương hướng triển khai công tác an toàn cho những tháng còn lại của năm 2021.
Mùa mưa bão 2021 đã đến, nhằm ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ gây tại nạn lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), đặc biệt là nguy cơ gây tai nạn lao động chết người, không để xảy ra cháy, nổ trong toàn Tổng công ty, EVNSPC đưa ra những giải pháp thực hiện công tác an toàn đến hết năm 2021 như sau:
Công tác an toàn vệ sinh lao động
Thực hiện công tác chuẩn bị, triển khai áp dụng Quy trình an toàn điện sắp ban hành mới của EVN; Tiếp tục thực hiện Đề án “Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, thiết bị dụng cụ an toàn và thi công giai đoạn 2020 -2022” nhằm nhằm cải thiện điều kiện làm việc và giảm nhẹ sức lao động cho người lao động; Theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị việc thực hiện công tác an toàn lao động và giải pháp ngăn ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), tai nạn giao thông (TNGT) theo các văn bản chỉ đạo của Tổng công ty.
Các biện pháp an toàn đúng quy trình đối với lưới điện hạ áp, trước khi làm việc trực tiếp với lưới điện
Xử lý hoàn tất các vị trí có mức độ rủi ro cao trên lưới điện để loại trừ, giảm thiểu rủi ro cho người lao động khi làm việc; Củng cố công tác an toàn lao động, thực hiện giải pháp ngăn ngừa TNLĐ, TNGT theo các văn bản chỉ đạo của Tổng công ty; Tăng cường kiểm tra an toàn lao động tại hiện trường làm việc của các đơn vị công tác; Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người lao động đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông, có ý thức tự bảo vệ mình và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn khi thực hiện công việc giao.
Công tác phòng cháy, chữa cháy & cứu nạn, cứu hộ (PCCC & CNCH)
Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC mới ban hành, các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý pháp luật theo chương trình phổ biến pháp luật của Tổng công ty; Phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH địa phương tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá thực trạng công tác PCCC & CNCH; Tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương án CNCH; Hoàn tất công tác khắc phục những tồn tại, thiếu sót hồ sơ về thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC đối với các trạm biến áp 110kV; Thực hiện việc kiểm tra công tác PCCC tại các đơn vị, cơ sở theo kế hoạch của Tổng công ty và hưởng ứng Ngày toàn dân PCCC 4/10.
Công tác Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN)
Tổng công ty đề ra nhiệm vụ và yêu cầu các đơn vị rà soát lại kế hoạch, phương án, chuẩn bị vật tư, nguồn lực, đảm bảo an toàn cho người, thiết bị khi xảy ra bão, ngập úng, giông, lốc xoáy, sạt lở đất, đảm bảo an toàn, nhanh nhất trong quá trình khôi phục cấp điện trở lại và hỗ trợ các đơn vị khác khi bão lụt, thiên tai xảy ra.
Diễn tập theo phương án chuẩn bị cho vận hành lưới điện trong mùa mưa bão tại các vị trí xung yếu
Các đơn vị rà soát, hoàn thiện hồ sơ công tác PCTT&TKCN để chủ động ứng phó khi có bão, áp thấp nhiệt đới ... ảnh hưởng đến địa bàn quản lý; Hoàn thành tất công tác tổ chức diễn tập phương án PCTT&TKCN năm 2021; Kịp thời thông tin, phối hợp tốt với địa phương trong công tác PCTT&TKCN. Ứng phó, khắc phục kịp thời thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo cấp điện, đảm bảo an toàn cho người, thiết bị khi xảy ra bão, lũ, ngập úng; xử lý nhanh nhất trong quá trình khôi phục lưới điện, cấp điện trở lại khi có sự cố do thiên tai gây ra; Tiếp tục kiểm tra, phát hiện và khắc phục ngay các khiếm khuyết lưới điện, củng cố vị trí xung yếu nhằm đảm bảo lưới điện vận hành an toàn trong mùa mưa, bão; Tăng cường công tác tuyên truyền, cảnh báo về an toàn điện cho nhân dân trong mùa mưa bão; Thường xuyên theo dõi, cập nhật các thông tin trên các cơ quan truyền thông về công tác PTTT&TKCN; Thực hiện nghiêm chỉ đạo của các Bộ, ngành và của Tập đoàn để kịp thời tổ chức ứng phó nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất đối với các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến lưới điện và các cơ sở vật chất khác trên địa bàn Tổng công ty.
Công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp (HLATLĐCA)
Không để phát sinh nhà ở, công trình vi phạm HLATLĐCA, các vụ vi phạm HLATLĐCA phải được kiểm tra, thống kê báo cáo và phối hợp xử lý theo đúng quy định; Thực hiện giảm 10% số vụ sự cố do vi phạm hành lang trong toàn EVNSPC; Tại các đơn vị không để xảy ra sự cố vi phạm HLATLĐCA mang tính chủ quan; Thực hiện giảm 10% số vụ tai nạn điện trong dân do vi phạm HLATLĐCA trong toàn EVNSPC; 100% số hộ có nhà ở, công trình trong HLATLĐCA được tuyên truyền kiến thức pháp luật liên quan đến bảo vệ hành lang và an toàn trong sử dụng điện.
Kiểm tra tính năng làm việc cuả thiết bị điện, đảm bảo hàng lang lưới điện thông thoáng trong khâu quản lý vận hành
Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra các đơn vị triển khai thực hiện các giải pháp giảm sự cố lưới điện, tai nạn điện và củng cố HLATLĐCA theo Chương trình công tác năm 2021; Theo dõi, tổ chức điều tra, kiểm tra thực tế tại hiện trường, phân tích nguyên nhân các vụ sự cố, tai nạn điện do vi phạm HLATLĐCA xảy ra tại các đơn vị để có giải pháp xử lý, chấn chỉnh, kể cả các vụ tai nạn điện trong dân liên quan đến lưới điện hạ áp; Các đơn vị tổ chức thực hiện các giải pháp giảm sự cố lưới điện, tai nạn điện và củng cố HLATLĐCA theo Chương trình công tác của Tổng công ty; Xử lý dứt điểm số vị trí không đạt khoảng cách pha-đất còn tồn tại. Không để tồn tại hoặc phát sinh các vị trí vượt lộ, vượt sông không đạt khoảng cách theo quy định.
Thực hiện nghiêm túc nghiệp vụ an toàn, đảm bảo tuyệt đối khi làm việc không cắt điện (hotline)
Tiếp tục triển khai công tác đền bù chặt tỉa cây ngoài hành lang có nguy cơ ngã đổ vào lưới điện 110kV để giảm sự cố lưới điện do cây ngã đỗ đặc biệt là trước mùa mưa bão; Tăng cường kiểm tra, phát quang lưới điện; Đánh giá lại công tác tuyên truyền để chọn lọc những hình thức hiệu quả, có trọng tâm về đối tượng tuyên truyền, đặc biệt phát huy hình thức tuyên truyền kiến thức an toàn điện trong các trường học; Vận dụng công nghệ để tuyên truyền trong nhân dân qua hình thức các mạng xã hội như Zalo, facebook...Phối hợp với chính quyền địa phương xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm HLATLĐCA còn tồn tại; chủ động tham mưu với các cấp chính quyền về thời gian, biện pháp xử lý đối với các trường hợp vi phạm được phát hiện để ngăn ngừa sự cố lưới điện và tai nạn điện cho người dân; Đối với các vụ việc khó khăn, phức tạp phải báo cáo bằng văn bản về Ban chỉ đạo bảo vệ HLATLĐCA theo phân cấp để được giải quyết, củng cố lập lại hồ sơ hành lang tuyến làm cơ sở pháp lý quản lý./.
Đã đánh giá xong. Cảm ơn bạn đã đánh giá cho bài viết
Đóng